Chấn thương thể thao là một trong những vấn đề thường gặp ở cả người mới bắt đầu lẫn vận động viên chuyên nghiệp. Nguyên nhân có thể đến từ kỹ thuật sai, tập luyện quá sức, hoặc khởi động chưa đúng cách. Bài viết này của Review Thể Thao sẽ giúp bạn nhận diện hơn 10 nguyên nhân gây chấn thương trong thể thao phổ biến nhất hiện nay cùng những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ khi tập luyện.
Top 10+ nguyên nhân gây chấn thương thể thao phổ biến nhất
Bạn bị chấn thương trong thể thao và chưa biết chính xác nguyên nhân từ đâu, sau đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
Chấn thương vì va chạm trực tiếp
Những cú va chạm mạnh trong thi đấu như bị đối phương tông vào hoặc bóng bay trúng người là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương thể thao. Lực tác động lớn có thể làm tổn thương cơ, gân, dây chằng hoặc thậm chí là xương và sụn. Đó là lý do tại sao việc trang bị đồ bảo hộ và tuân thủ kỹ thuật thi đấu đúng chuẩn là điều không thể xem nhẹ.

Chấn thương do quá tải cơ thể
Tập luyện liên tục mà không để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến chấn thương thể thao do quá tải. Dạng chấn thương này thường tích tụ theo thời gian, gây tổn thương mô mềm, sụn hoặc khớp đặc biệt phổ biến ở người chơi thể thao cường độ cao như chạy bộ hay bơi lội. Nguyên tắc “tập bao nhiêu, nghỉ bấy nhiêu” là chưa bao giờ lỗi thời.

Căng cơ do không khởi động
Căng cơ thậm chí rách cơ rất dễ xảy ra nếu bạn bỏ qua bước khởi động hoặc khởi động sơ sài. Cơ thể cần thời gian để thích nghi từ trạng thái nghỉ sang vận động. Một vài phút khởi động đúng cách sẽ giúp tăng lưu thông máu, làm mềm cơ và hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương thể thao.

Sử dụng sai hoặc không dùng đồ bảo hộ
Không mang giày thể thao phù hợp, thiếu mũ bảo hiểm hay đai bảo vệ gối là những sơ suất nhỏ nhưng có thể dẫn đến hậu quả lớn. Đồ bảo hộ không chỉ giúp giảm lực va đập mà còn hỗ trợ bạn vận động đúng tư thế.

Kỹ thuật tập sai cách
Kỹ thuật sai là con đường ngắn nhất dẫn đến chấn thương thể thao. Dù là nâng tạ, nhảy xa hay đánh cầu, nếu tư thế và cách thực hiện không đúng, cơ thể bạn sẽ phải “chịu trận”. Học đúng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tăng hiệu quả tập luyện và bảo vệ chính mình lâu dài.

Tập khi chưa hồi phục chấn thương hoặc sức khỏe kém
Cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn mà đã quay lại tập luyện sẽ dễ dẫn đến tái phát chấn thương thể thao hoặc làm tình trạng nặng thêm. Ngoài ra, nếu đang mắc các bệnh lý như huyết áp, tim mạch… thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi vận động mạnh.

Môi trường tập luyện không an toàn
Mặt sân trơn trượt, ánh sáng kém hoặc dụng cụ không đạt chuẩn đều là yếu tố làm tăng rủi ro chấn thương. Trước khi tập, bạn hãy kiểm tra khu vực xung quanh và đảm bảo không có vật cản hoặc điều kiện nguy hiểm.

Dinh dưỡng không đầy đủ
Thiếu năng lượng, nước hoặc vi chất cần thiết có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và dễ chấn thương thể thao. Chế độ ăn khoa học, kết hợp bổ sung đúng lúc sẽ giúp bạn duy trì thể lực và phục hồi nhanh hơn sau mỗi buổi tập.

Tâm lý – thể trạng không ổn định
Tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc chưa hồi phục hoàn toàn sau chấn thương có thể làm giảm khả năng tập trung và phản xạ. Người tập dễ bị lơ là, thực hiện động tác thiếu chính xác dẫn đến nguy cơ chấn thương thể thao cao.
Bên cạnh đó, nếu khối lượng vận động không phù hợp, luyện tập quá sức hoặc thực hiện kỹ thuật chưa đúng. Đặc biệt là các động tác xoay, vặn khớp như đá bóng, đổi hướng nhanh cũng là nguyên nhân dễ gây tổn thương vùng khớp gối và cổ chân.

Yếu tố cá nhân và thể chất
- Giới tính và độ tuổi: Một số chấn thương thể thao có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở một giới tính hoặc độ tuổi nhất định. Ví dụ, phụ nữ có nguy cơ cao hơn đối với chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) trong khi nam giới thường gặp chấn thương gân Achilles nhiều hơn.
- Các dị tật bẩm sinh hoặc khiếm khuyết cơ học: Những bất thường về cấu trúc cơ thể như chân vòng kiềng, bàn chân phẳng hoặc lệch trục chi có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do phân bổ lực không đồng đều khi vận động.

Các dạng chấn thương thể thao phổ biến
Trong thể thao, những khu vực như đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, vai và bàn chân là “điểm nóng” dễ gặp chấn thương. Tùy theo cường độ tập luyện, các chấn thương này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng nhưng nếu không xử lý kịp thời, đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lâu dài. Dưới đây là những dạng chấn thương bạn cần lưu ý:
Bong gân
Là hiện tượng dây chằng bị giãn hoặc rách, thường xảy ra ở cổ chân do trượt, sai tư thế hay tiếp đất không ổn định. Bong gân khiến vùng khớp bị sưng đau, hạn chế vận động và cần thời gian để hồi phục.

Căng cơ
Tình trạng này xảy ra khi cơ hoặc gân bị kéo căng quá mức, phổ biến ở đùi sau, bắp chân, vai hoặc lưng dưới. Người bị căng cơ thường cảm thấy đau tức, khó cử động và đôi khi sưng nhẹ. Căng cơ nhẹ có thể phục hồi nhanh, nhưng nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập luyện và tăng nguy cơ chấn thương thể thao.

Trật khớp vai
Với biên độ vận động rộng, khớp vai rất dễ bị trật, đặc biệt khi thực hiện động tác ném, đẩy mạnh hoặc sai tư thế. Trật khớp vai không chỉ đau mà còn khó phục hồi nếu không được điều trị đúng cách.

Viêm gân chóp xoay
Là tình trạng viêm vùng gân quanh khớp vai, gây đau khi nâng tay hoặc xoay vai. Viêm kéo dài có thể dẫn đến hạn chế vận động hoặc đau mạn tính. Người chơi cầu lông, tennis, bơi lội thường dễ gặp phải chấn thương thể thao này.

Viêm gân đầu dài nhị đầu
Biểu hiện rõ nhất là đau ở mặt trước vai lan xuống khuỷu tay thường do lặp đi lặp lại các động tác vai quá sức. Môn thể dục dụng cụ, ném bóng hoặc chèo thuyền là những hoạt động có nguy cơ cao gây ra chấn thương thể thao này.

Chấn thương đầu gối
- Rách dây chằng chéo trước (ACL): Gặp khi xoay người, dừng đột ngột hoặc tiếp đất sai.
- Tổn thương dây chằng bên trong: Xảy ra khi gối bị ép lệch sang một bên, thường kèm theo sưng và cảm giác lỏng khớp.

Đau khớp khuỷu tay
Tình trạng này còn gọi là “hội chứng khuỷu tay tennis”. Đây là chấn thương do lặp lại các động tác vung tay như trong cầu lông, quần vợt. Cơn đau thường xuất hiện ở mặt ngoài khuỷu tay và giảm khi nghỉ ngơi.

Cách ngăn ngừa những chấn thương thể thao hiệu quả nhất
Phòng ngừa luôn tốt hơn chữa trị, đặc biệt trong thể thao – nơi mỗi sai sót nhỏ có thể đánh đổi bằng nhiều tuần nằm nghỉ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để giữ cho bạn luôn vững vàng trên sân tập:
Huấn luyện đúng cách, nâng cao thể lực phù hợp
Một chương trình huấn luyện bài bản là nền tảng vững chắc để giảm nguy cơ chấn thương. Bạn hãy chú trọng rèn luyện những nhóm cơ dễ bị tổn thương hoặc chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Sau đó bạn hãy áp dụng nguyên tắc tăng dần và phân bổ hợp lý khối lượng vận động giúp cơ thể thích nghi từ từ, tránh sốc tải. Đặc biệt, việc tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt sẽ giúp cải thiện hiệu suất vận động, đồng thời giảm nguy cơ đau nhức, căng cơ sau tập.

Luôn khởi động – giãn cơ trước buổi tập luyện
Khởi động là bước đệm không thể thiếu trước mỗi buổi tập. Nhiều chấn thương thể thao xảy ra đơn giản vì… bỏ qua bước này. Bạn hãy dành ít nhất 5–10 phút để xoay khớp, chạy tại chỗ, bước nhanh, sau đó căng giãn từng nhóm cơ khoảng 30 giây. Việc này không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn cải thiện khả năng phản xạ và giảm áp lực lên gân, khớp.

Chọn trang phục và giày phù hợp với từng môn thể thao
Đừng xem nhẹ đôi giày bạn đi hay bộ đồ bạn mặc, chúng góp phần lớn vào việc bảo vệ cơ thể khi vận động:
- Giày đế đinh cao su hoặc có rãnh xẻ giúp tăng độ bám, giảm trượt ngã.
- Giày đế đinh vít chỉ nên dùng khi thi đấu trên nền sân trơn trượt, có cỏ dài.
- Trang phục nên co giãn tốt, thoáng khí và không gây cản trở chuyển động.
Qua bài viết trên của Review Thể Thao, chúng ta có thể thấy rằng chấn thương thể thao hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và trang bị cho mình kiến thức đúng đắn trong quá trình luyện tập. Đừng để một phút bất cẩn khiến bạn phải dừng lại giữa hành trình cải thiện sức khỏe. Hãy bắt đầu từ việc lắng nghe cơ thể, áp dụng kỹ thuật phù hợp và duy trì thói quen luyện tập an toàn mỗi ngày nhé.